Nắm được những yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến sản lượng điện của điện gió giúp chủ đầu tư tận dụng tối đa thời gian thời tiết thuận lợi để tăng cường sản xuất, chủ động lên phương án ứng phó và bảo vệ người, tài sản khi gặp thời tiết cực đoan.
Mục lục - Table of Contents
Những yếu tố thời tiết nào ảnh hưởng đến sản lượng điện hàng năm của điện gió?
1. Tốc độ gió trung bình hàng năm
Tốc độ gió quyết định phần lớn lượng điện do tuabin tạo ra. Tốc độ gió cao hơn tạo ra nhiều năng lượng hơn vì gió mạnh hơn cho phép các cánh quạt quay nhanh hơn. Quay nhanh hơn dẫn đến nhiều năng lượng cơ học hơn và nhiều năng lượng điện hơn từ máy phát điện.
Chính vì vậy, các dự án điện gió thường được xây dựng tại những khu vực có nhiều gió hơn là thỉnh thoảng có gió lớn.
2. Mật độ không khí
Sản lượng điện liên quan đến mật độ không khí khu vực. Đây là một hàm của độ cao, áp suất và nhiệt độ. Không khí dày đặc tạo ra nhiều áp lực lên các cánh quạt, làm sản lượng điện gió tăng cao hơn.
3. Độ ẩm trung bình
Độ ẩm cao làm giảm mật độ năng lượng gió. Khi độ ẩm tăng lên, không khí trở nên loãng và ấm hơn do sự hiện diện của một lượng lớn các phân tử nước, dẫn đến giảm sản lượng điện gió.
4. Thời gian thời tiết thuận lợi hàng năm
Như đã biết, khi thời gian thời tiết thuận lợi càng kéo dài thì hoạt động tuabin càng nhiều, sản lượng năng lượng điện gió hàng năm càng cao. Ngược lại, khi thời gian thời tiết thuận lợi để điện gió hoạt động giảm xuống, năng lượng đầu ra cũng sẽ ít hơn.
Các dự án điện gió ngoài khơi chịu tác động rất lớn từ thời gian thời tiết thuận lợi hằng năm bởi khu vực Biển Đông thường xuyên chịu tác động từ bão, áp thấp nhiệt đới, mưa giông…
5. Nhiệt độ bên ngoài
Trong phạm vi nhiệt độ từ -20 độ đến 50 độ, tuabin gió có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi nhiệt độ vượt quá phạm vi này, năng lượng điện đầu ra sẽ bị ảnh hưởng. Nhiệt độ tăng cao làm mật độ không khí xuống thấp, dẫn đến giảm sản lượng điện. Ngược lại khi nhiệt độ quá thấp, các cánh quạt và các bộ phận khác có thể bị đóng băng, và tuabin gió sẽ ngừng hoạt động.
Điện gió Việt Nam chủ động ứng phó với thời tiết
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và bờ biển dài hơn 3.200 km, hơn nữa còn có cả gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè, tốc độ gió trung bình ở biển Đông Việt Nam khá mạnh. Bên cạnh đó, khu vực Biển Đông thường xuyên hứng chịu các cơn bão và áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điện gió.
Chính vì vậy, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng cần theo dõi thường xuyên các bản tin cảnh thời tiết, đặc biệt là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động để kịp thời đưa ra kế hoạch hành động, ứng phó thời tiết phức tạp, bảo vệ an toàn người và tài sản trong toàn bộ quá trình thi công lắp đặt đến vận hành, bảo trì bảo dưỡng các dự án điện gió.
Hiểu rõ về thời tiết và những gián đoạn có thể xảy ra cho hoạt động điện gió có thể giúp các dự án vận hành thuận lợi hơn, đảm bảo sản xuất, ngay cả khi có sự thay đổi thời tiết theo mùa:
- – Lên kế hoạch và huy động các nguồn lực ứng phó rủi ro trước khi chúng xảy ra.
- – Bảo vệ người và tài sản.
- – Cập nhật thông tin kịp thời cho khách hàng và đơn vị liên quan.
- – Lên kế hoạch hoạt động tốt hơn để tăng hiệu quả, giảm rủi ro và giảm chi phí.
- – Khôi phục sản xuất nhanh hơn.
[Nguồn: Sưu tầm]